1. Nước Nhật là một đất nước an toàn hàng đầu thế giới.
Theo
thực tập sinh nhật bản, nước Nhật có hệ thống luật pháp nghiêm minh nhất trên thế giới. Hệ thống giao thông tại Nhật Bản hiện đại. Nên tình trạng xảy ra tai nạn giao thông rất ít.
Phần đa nước này, người trẻ từ 20 -30 chết vì tự sát, và đây là vấn nạn của các nhà hoạch định chính trị, dân số tại Nhật.
Hệ thống giao thông tại Nhật Bản hiện đại. Nên tình trạng xảy ra tai nạn giao thông rất ít
Còn nhìn lại Việt Nam chúng ta, tỉ lệ người chết vì tai nạn giao thông khoảng 36 000 người năm 2012 đã đang báo động một vấn nạn cho đất
nước ta.
Nhiều người ví đi đường ở Việt Nam cứ như là đi đánh giặc, không biết sẽ hi sinh khi nào. Hàng ngày người thân chúng ta đặt cả sinh mạng để đi làm, đi học, qua đường. Hàng ngày chúng ta luôn phải chiến đấu với tai nạn giao thông, thực phẩm nhiễm độc, y tế không đảm bảo… nhưng có thể khẳng định người Việt Nam luôn lạc quan mỉm cười và ít ai tìm đến cái chết.
2. Tầng lớp phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam và Nhật Bản
Theo
thực tập sinh kỹ năng nhật bản, ở Nhật Bản có khoảng 50% là tầng lớp trung lưu, mức lương chênh lệch giữa một người chủ ở doanh nghiệp Nhật với nhân viên bình thường là khoảng 10 -15 lần.
Còn ở Việt Nam thì con số chênh lệch này lên đến cả 100 lần đến 200 lần. Điều này cho thấy, việc chênh lệch giàu nghèo trong xã hội Việt Nam là rất lớn.
Sự chênh lệch về đồng tiền dẫn đến sự chênh lệch về địa vị. Sếp Việt thường nghĩ nhân viên nghiễm nhiên làm cho mình. Nhưng ở Nhật lại không có sự phân hóa đó. Cấp trên ở Nhật vẫn rất tôn trọng nhân viên và xã hội Nhật có những khung hình khiến cấp trên khó có thể quát nạt hay to tiếng với nhân viên quá mức nếu không muốn bị kiện.
Người Nhật rất quan tâm đến nhân viên của mình, họ thường có sự phân công công việc rõ ràng và yêu cầu nhân viên chủ động lên kế hoạch, biết sắp xếp công việc của mình và hỗ trợ nhân viên làm việc.
3. Tại Việt Nam, quan niệm về thành công khá hẹp
Khung mẫu của thành công theo quan niệm của người Việt thường là giàu có và giàu là cái đích cuối cùng của cuộc sống. Quan niệm về tài năng cũng như sự giỏi cũng hạn hẹp. Ví dụ đơn giản, người Việt quan niệm rằng để đánh giá một đứa trẻ học giỏi toán, văn, ngoại ngữ. Còn những đứa trẻ giỏi môn thể dục hay giáo dục công dân thì ít được coi là tài năng.
Tại Nhật Bản, giá trị về đạo đức lại luôn được đề cao và khuôn mẫu của thành công không chỉ là sự giàu có. Xã hội Nhật luôn có chỗ tôn vinh và ngưỡng mộ những con người cần cù và chăm chỉ hoạt động trong một lĩnh vực nào đó, và cống hiến một cái gì đó cho người khác, cộng đồng. Vì vậy, một tỉ phú cũng được ngưỡng mộ ở Nhật, nhưng một nghệ nhân miệt mài chế tác những món ăn ngon, một vận động viên thể thao luôn muốn vượt qua chính mình, một y tá tận tuỵ được ghi nhận trong nghề cũng là những tấm gương của sự thành công. Vì vậy, rất nhiều thực tập sinh kỹ năng nhật bản khi trở về nước đều có những suy nghĩ như vậy: tôn vinh và ngưỡng mộ những con người chăm chỉ làm việc.
Còn trẻ em ở Nhật khi học ở trường được khen ngợi và đánh giá khi có khả năng về vận động, ngoại khóa, hoạt động câu lạc bộ, … chứ không phải chỉ riêng về học hành.