Vỡ tử cung
Tai biến vỡ tử cung có thể do sẹo mổ cũ, cơn co tử cung quá mạnh hoặc sự can thiệp thái quá của thầy thuốc trong cuộc đẻ, làm đứt các mạch máu ở chỗ bị vỡ, gây chảy máu ra ngoài âm hộ hay trong ổ bụng. Trường hợp này bác sĩ phải mổ, cắt tử cung mẹ, bệnh nhân bị sốc mất máu nặng phải hồi sức tích cực và có người phải truyền hàng chục lít máu.
Rách âm đạo, cổ tử cung, tầng sinh môn, đứt cơ vòng.
Khi sinh, cơn co tử cung đẩy thai xuống làm cho cổ tử cung mở ra, âm đạo, âm hộ và các cơ ở vùng âm đạo cũng giãn dần để chuẩn bị cho thai lọt qua. Nếu thời gian chuyển dạ quá nhanh, người mẹ rặn mạnh và quá sớm khi cổ tử cung chưa mở hết hoặc các cơ vùng âm đạo, âm hộ chưa giãn đủ mức, sẽ gây rách các bộ phận này. Tổn thương rách có thể nông, sâu, làm cho máu chảy nhiều hoặc rỉ ít một và kéo dài hàng giờ, nếu không phát hiện được, sản phụ có thể tử vong.
Những bệnh lý trên sẽ có thể khiến mẹ bị băng huyết không ngừng và ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng sản phụ. Ngoài ra, còn một số bệnh lý về máu khác như chảy máu kéo dài, rối loạn đông máu... hay gặp ở các sản phụ bị nhiễm độc thai nghén và sản giật. Nếu không phát hiện trước để điều trị sẽ gây ra chảy máu trầm trọng.
Điều đáng nói là sản phụ nào cũng có thể gặp các biến chứng xảy ra khi chuyển dạ, tuy nhiên, một số trường hợp có nguy cơ cao hơn là: sản phụ còn quá trẻ, cơ thể chưa phát triển hoàn thiện, máu chưa đủ, hay trên 35 tuổi - sức khỏe kém, nội tiết giảm... Những người có tiền sử bệnh tim mạch, bệnh về máu, phát hiện rau tiền đạo trung tâm trong quá trình thai nghén.
Nguồn: http://nhathuocnghiahung.com/nhung-tai-bien-khi-sinh-no-co-the-khien-san-phu-tu-vong-phan-2-detail.htm