Có rất nhiều lao động Việt Nam từng ra nước ngoài làm việc, được học tập, huấn luyện nhiều kỹ năng, nhưng nay trở về nước không thể tìm được việc làm. Thực trạng này đang gây ra một sự lãng phí lớn về nguồn lực.
Về nước thất nghiệp
Anh Nguyễn Hiếu Đông (quê Hương Khê, Hà Tĩnh) về nước năm 2015 sau một thời gian đi xuất khẩu lao động. Tại Hàn Quốc, anh từng làm thợ hàn tàu thủy, một lĩnh vực đòi hỏi tay nghề và công nghệ cao. “Khi về nước tôi cũng có xin làm việc tại một số doanh nghiệp Việt Nam về hàn, nhưng lương thấp, công nghệ không cao nên không áp dụng được những kỹ năng tôi đã học”, anh Đông chia sẻ.
>>>>
thực tập sinh nhật bản
>>>>
chi phí xuất khẩu lao động nhật bản
>>>>
trung tâm xuất khẩu lao động nhật bản
Nhóm bạn của anh Đông có nhiều người từng làm việc tại Hàn Quốc trở về nước, đa phần không được làm ngành nghề họ đã từng được làm việc, huấn luyện ở nước ngoài. Nhiều người không tìm được việc làm như mong muốn đã tiếp tục đi xuất khẩu lao động. Chị Nguyễn Bích Hà (Lâm Thao, Phú Thọ) từng làm việc tại Nhật Bản trong lĩnh vực lắp ráp linh kiện điện tử. Về nước từ cuối năm 2015 và đã thử việc một số doanh nghiệp nhưng lương thấp, công việc không phát huy được những kiến thức, kỹ năng đã học, nên chị Hà lại đăng ký tiếp tục đi Nhật.
Trên đây cũng là tình trạng chung của nhiều lao động xuất khẩu trở về nước sau khi hết thời hạn. Theo khảo sát của Viện khoa học Lao động và Xã hội (Bộ LĐTBXH), các tỉnh thành đều không nắm được số liệu lao động đi làm việc ở nước ngoài về nước; cũng không có sự tư vấn, hỗ trợ để họ có thể tìm được việc làm ổn định. Những người lao động này đều phải tự thân vận động, tự tìm việc làm hoặc tự tổ chức đầu tư, sản xuất kinh doanh, hoặc thất nghiệp. Hầu hết họ không phát huy được kỹ năng nghề và trình độ ngoại ngữ tích lũy được sau thời gian làm việc ở nước ngoài.