Đang thực hiện
 

Diễn Đàn Tạm Khóa Chức Năng Đăng Nhập Để Bảo Trì

Top adv
Thứ 7, 20/04/2024 17:25 GMT +7

Chào mừng bạn ghé thăm Diễn đàn XKLĐ Nhật Bản - Japan.net.vn. Nếu chưa có tài khoản, xin hãy nhấn nút Đăng ký để tạo cho mình một tài khoản! Nào cùng trao đổi các vấn đề khi học tập và làm việc tại Nhật Bản. Rất vui khi được gặp bạn ở Japan.net.vn
 

Gõ từ khóa bạn muốn tìm rồi Enter, câu hỏi của bạn có thể đã từng được trả lời trên diễn đàn

Văn hóa ứng xử của người Nhật: Ứng xử trong giao tiếp Trả lời

Thứ 3, 29/03/2016 15:31#1

Tham gia ngày: 17/11/2015

Bài viết: 25

Cảm ơn: 0

Được cảm ơn: 0

Văn hóa ứng xử của người Nhật: Ứng xử trong giao tiếp

Đây là những kinh nghiệm, kiến thức cần thiết dành cho các bạn du học sinh, thực tập sinh đang học tập và làm việc tại đất nước xứ Phù Tang  nha.
>>>Có thể bạn quan tâm:
Thực tập sinh nhật bản
Chi phí xuất khẩu lao động nhật bản
Trung tâm xuất khẩu lao động nhật bản
Một quy tắc bất thành văn là “ người dưới “ bao giờ cũng phải cúi chào “người trên” trước và theo quy định đó là người lớn tuổi là người trên của người ít tuổi, nam là người trên của nữ, thầy là người trên , khách là người trên.  Với cách cúi chào, người Nhật cũng chia ra bao kiểu cúi chào sau đây:
-          Kiểu Saikeirei:   Cúi xuồng từ từ và rất thấp. Đây là hình thức biểu thị cao nhất sự kính trọng sâu sắc và thường chỉ được sử dụng cho các đền thờ thần đạo, chùa, quốc kỳ và Thiên Hoàng.
-          Kiểu cúi chào bình thường :  thân mình cúi xuống 20 – 30 độ và giữ nguyên trong 2 -3 giây. Nếu đang ngồi trên sàn nhà muốn cúi chào thì đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách nhau 10 – 20cm, đầu cúi thấp cách sàn nhà 10 – 15cm.
-          Kiểu khẽ cúi chào :  Thân mình và đầu chỉ hơi cúi khoảng   1 giây. Hai tay để bên hông. Người Nhật chào nhau vài ngày trong lần nhưng chỉ lần đầu là thi hành lễ, những lần khác có thể sử dụng hình thức này.
Giao tiếp bằng mắt :  Người Nhật thường tránh giao tiếp trực diện bằng mắt mà họ thường nhìn vào một vật trung gian : Caravat, cuốn sách, đồ nữ trang, lọ hoa…hoặc cúi đầu xuống và nhìn sang bên.  Đối với họ việc nhìn thẳng vào người đối thoại bị xem là thiếu lịch sự, khiếm nhã và không đúng mực.
Sự im lặng : Trong giao tiếp của người Nhật thường có những khoảng im lăng. Đó là do người Nhật có khuynh hướng nghi ngờ lời nói và quan tâm nhiều tới hành động, họ sử dụng sự im lặng như một cách giao tiếp và tin rằng nói ít thì tốt hơn là nói nhiều.  Im lặng cũng là một cách không muốn làm mất lòng người khác.
Gián tiếp và nhập nhằng :  Người  Nhật thường giải thích một ít những gì họ ám chỉ và giải thích rất mơ hồ. Họ không bao giờ nói “không” và cũng chẳng nói cho biết rặng họ không hiểu. Nếu cảm thấy bất đồng hoặc không thể làm những yêu cầu của người khác họ thường nói “ điều này khó”.
Mặc dù người Nhật rất chú trọng làm sao cho người đối thoại thấy dễ chịu tuy nhiên, họ lại rất khó chịu khi không dùng ngôn ngữ lễ phép và kính ngữ khi dùng tiếng Nhật để nói chuyện với người có địa vị cao hơn.  Kính ngữ “san” có thể dùng khi bạn nói tiếng Anh nhưng đừng dùng nó để gọi tên chính mình.
Sẽ rất là thô lỗ nếu khi không gửi thiệp trong ngày tết của người Nhật khi nhận được thiếp từ họ. Nhưng nếu thiếp gửi vào một tang gia chưa giáp năm thì là lỗi trong giao tiếp. Với người Nhật, việc tặng tiền là thô lỗ, tiền mặt là quà cáp quy chuẩn trong đám cưới hay cho trẻ em trong năm mới.
Nhật Bản là xã hội đẳng cấp theo chiều dọc :  Theo đó các mối quan hệ của người Nhật có khuynh hướng người trên kể cưới. Người chủ hoặc sếp trong công ty được ví như cha mẹ và nhân viên là con cái trong gia đình. Lòng trung thành đối với cấp trên và công ty được đánh giá như một phẩm chất cao quý. Trong công ty phải tôn trọng những người thâm niên hơn. Trước khi thiết lập mối quan hệ với ai thì cần phải biết người đó ở cấp bậc nào để có cách cư xử đúng phép.
Trao danh thiếp :  Bạn nên trao danh thiếp trong lần đầu tiên chào hỏi. Danh thiếp phải được trao và nhận bằng hai tay.  Ngay khi có danh thiếp của đối phương, cần phải xem xét thông tin, trong quá trình nói chuyện phải để danh thiếp trên bàn. Sau khi nói chuyện xong thì cẩn trọng cho vào ví. Không được nhét vào túi quần sau.
Nguyên tắc khi giao tiếp
+ Đến sớm hơn vài phút trước giờ hẹn, người có cấp bậc cao nhất sẽ là người tiến vào phòng đầu tiên, chủ nhà là người giới thiệu những thanh viên tham dự và theo cấp bậc từ cao đến thấp.
+ “Họ” được dùng để giới thiệu cùng với cấp bậc thay vì dùng tên.
+ Phải có khoảng cách khi đứng giao tiếp, khi giới thiệu họ thường cúi đầu chào nhau , tùy theo cấp bậc mà cúi đấu cao hay thấp.
+ Khi bắt tay thì  không giao tiếp mặt và siết mạnh. Lúc ra về thì nên để khách ra khỏi phòng trước.
Trả lời nhanh
Vui lòng nhập Nội dung trả lời! Nội dung trả lời phải lớn hơn 15 ký tự!
Thống kê diễn đàn japan.net.vn

Hiện tại đang có 10 thành viên online. 0 thành viên và 10 khách
Đề tài 3.190 Bài gửi 4.315 Thành viên 11.199
Diễn đàn japan.net.vn vui mừng chào đón thành viên mới: SoOfrOaken

© 2015 Japan.net.vn | Diễn đàn đang trong thời gian thử nghiệm và xin giấy phép Sở TTTT.

Thiết kế website bởi Web123.vn